Hàng trăm người biểu tình ở Hà Nội

- Hàng trăm người biểu tình ở Hà Nội

Sáng thứ Tư 27-4, hàng trăm người dân Hưng Yên đã kéo về trung tâm thủ đô Hà Nội, biểu tình chống lại việc chính quyền trưng thu đất đai của họ để xây dựng khu đô thị sinh thái Ecopark.

Theo tin của hãng thông tấn AFP, những người biểu tình là nông dân của 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; nơi mà từ năm 2006 đã phát sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa dân chúng với chính quyền về vấn đề giải tỏa đền bù đất ai.

Đến năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ CSVN ra công văn, chỉ đạo triển khai tiếp dự án sau nhiều tháng đình trệ. Và vào lúc đó đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa công an với người dân, khi chính quyền ra lệnh cưỡng chế để lấy đất triển khai dự án.

Phía người dân thì không chịu nhượng bộ, phần vì không thoả thuận được giá, phần vì muốn giữ đất làm ruộng; trong khi chính quyền thì kiên quyết giải toả, để xây dựng đường xá và khu đô thị Văn Giang.

- Trung Quốc vẫn tiếp tục vây bắt và đánh phá tàu cá Việt Nam

Bốn tàu cá với 52 ngư dân đảo Lý Sơn của Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm nay, bị phiá Trung Quốc vây bắt, đập phá và lấy đi tài sản của họ khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa.

Thiệt hại ước tính chừng 1,7 tỷ đồng. Đây là thông tin do ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đưa ra trong cuộc toạ đàm do Ban Tuyên giao Trung ương CSVN phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào ngày hôm qua tại Lý Sơn.

Một thông tin được nêu ra tại cuộc toạ đàm là khi ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ngay trên vùng biển chủ quyền của họ bị phiá Trung Quốc bắt giữ, thì nhiều tàu cá Trung Quốc đã vi phạm vùng biển Việt Nam. Tin nói có tàu vào sâu vùng biển Quảng Ngãi, chỉ cách Lý Sơn 5 hải lý mà thôi. Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Ngãi hôm đầu tháng ba vừa qua phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc ở vị trí cách đảo Lý Sơn chỉ chừng 40 hải lý về hướng đông bắc.

Phiá cơ quan chức năng Việt Nam cho biết tăng cường biện pháp tuyên truyền cho ngư dân về chủ quyền biển đảo và tầm quan trọng của vấn đề đó; tuy nhiên không đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam làm ăn tại ngư trường hợp pháp.

- 6 bác sĩ bị tù vì gian lận bảo hiểm y tế

Hãng thông tấn AP trích tin của báo chí Việt Nam cho hay hôm thứ Tư Tòa án Nhân dân Thành phố Sài Gòn đã tuyên phạt bị cáo Lưu Tố Lan 15 năm tù giam về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản”, với số tiền hơn 3,9 tỉ đồng từ việc thanh toán các hóa đơn thuốc của Bảo hiểm Y tế. Bà Lan được cho là người đứng đầu trong vụ gian lận này. 3 bị cáo khác bị tuyên phạt 6 năm tù giam vì bị cáo buộc là đồng phạm tích cực với bà Lan. Trong khi 2 người còn lại bị tuyên án 3 năm tù giam. Ngoài ra, còn có 6 bị cáo bị tuyên các bản án tù treo. Theo hồ sơ vụ án, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ký kết hợp đồng khám chữa bệnh theo diện Bảo hiểm Y tế với Bảo hiểm Xã hội TP. Sài Gòn.

Theo hợp đồng này, hằng quý, Bảo hiểm Xã hội TP. Sài Gòn ứng trước cho Bệnh viện Chợ Rẫy tối thiểu 80% số tiền chi cho khám chữa bệnh của quý trước cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, kể cả chi phí cho việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân theo đơn thuốc của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo cáo trạng, bà Lan đã dựa vào điều này để kê khống 1.168 đơn thuốc nhằm thu lợi bất chính. Các bị cáo khác là đồng phạm với hành vi đưa các thẻ bảo hiểm và giấy chuyển viện khống để bà Lan kê đơn thuốc khống, nhập dữ liệu khống, cấp đơn thuốc khống. Vụ gian lận diễn ra từ năm 2008 nhưng đến tháng 5 năm 2009 mới bị phát hiện.

- 700 tỷ đồng để tổ chức bầu cử Quốc hội và HĐND vào tháng 5 sắp tới.

Nhà nước CS Việt Nam đã chi ngân sách 700 tỷ đồng cho việc tổ chức bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra vào ngày 22/5 sắp tới.

Đây là lần đầu tiên Nhà nước CS Việt Nam tổ chức 2 cuộc bầu cử chung trong một ngày. Trước đây hai cuộc bầu cử thường cách nhau khoảng 2 năm. Trong cuộc bầu cử cuối tháng 5 sắp tới, cả nứơc có hơn 91.000 khu vực bỏ phiếu. Bộ Nội vụ CS Việt Nam cho biết mỗi tỉnh có khoảng 4.000 tới 5.000 cán bộ  phục vụ công tác bầu cử. Vào ngày 22/5 sắp tới, cử tri Việt Nam sẽ đi bầu 500 đại biểu Quốc hội và 3.200 đại biểu cấp tỉnh.

Việt Nam theo chế độ một đảng cộng sản toàn trị, việc tuyển chọn ứng cử viên vào Quốc hội mang tính cơ cấu định trước theo kiểu đảng cử dân bầu.

Dư luận cho rằng số tiền tốn 700 tỷ cho việc bầu cử đại biểu quốc hội vào ngày 22.5 sắp đến là một tốn kém vô ích và con số thật chi cho việc bầu cữ sẽ cao hơn nhiều. Số tiền này gần với số tiền nộp ngân sách hàng năm của một tỉnh- Hiện nay chỉ khoảng gần 20 tỉnh thành nộp ngân sách mỗi năm gần 1000 tỷ VND. Còn lại trên 40 tỉnh coi như tiền thuế của dân không đủ nuôi bộ máy hành chính quá cồng kềnh của tỉnh đó.

Nếu quốc hội được bầu ra làm những “đại sự quốc gia” một cách nên cơm nên cháo thì tốn tiền cũng không sao. Đàng này quốc hội chỉ là một cơ quan “hữu danh vô thực” thì chi phí này cần xem xét lại.

Ngoài ra, trên 90% đại biểu quốc hội là đảng viên cao cấp thì chỉ cần các ủy viên TW của ĐCS được rồi đâu cần bầu ra quốc hội làm gì cho tốn kém tiền bạc của nhân dân.

Bình luận về bài viết này