Lời Cảnh Báo Quí Giá

31/12/2008

Ban Biên Tập đài ChânTrời Mới

Ngay sau khi nhận được tin bãi Tục Lãm sắp mất về tay Trung Quốc, đài Chân trời Mới đã khẩn cấp loan tin này trong chương trình phát thanh hôm 11 tháng 12 năm 2008, tức chỉ 1 ngày trước cuộc họp cao cấp giữa 2 phía Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề biên giới. Bản tin nguyên văn như sau:

Tin khẩn: VN sắp mất thêm Bãi Tục Lãm, Quảng Ninh

Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp Việt Nam và được kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho họ trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước. Trung Quốc đòi các lãnh tụ CSVN phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa đôi bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị – Lạng Sơn.

Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa đôi bên. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.

Cũng theo nguồn tin trên, các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đã nghiêng về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm bất kể sự phản đối từ phía quân đội.

Radio CTM tường trình từ Hà Nội”

Trước hết, việc Trung Quốc liên tục gây sự và lấn chiếm đất đai dọc theo vùng biên giới Tục Lãm không phải là điều mới lạ. Từ nhiều năm qua, chính báo, đài của nhà nước đã liên tục tường trình về những sự kiện này. Nhưng, thái độ khiếp nhược của nhà nước Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Quốc đã khiến nhân dân không thể nào an tâm, khi nghe những tường trình vừa kể. Chỉ trong vài năm, nhiều vùng lãnh thổ đã đi vào lịch sử hàng trăm năm qua như Ải Nam Quan, hay nổi tiếng như Thác Bản Giốc, v.v… mà còn biến mất dần trên bản đồ Việt Nam, thì kể gì đến số phận Tục Lãm ?

Thủ thuật của những người lãnh đạo CSVN trong 2 thập niên qua là: cứ lẳng lặng ký nhượng từng phần lãnh thổ, rồi bắt đầu âm thầm xóa dần các dữ liệu về các địa danh này. Trong vị trí độc quyền kiểm soát mọi nguồn thông tin và in ấn, họ đã thẳng tay làm công việc tẩy xóa lịch sử đó, thí dụ như cục bản đồ thuộc phủ thủ tướng, năm 1972 đã bỏ Hoàng Sa – Trường Sa ra khỏi bản đồ Việt Nam. Bước kế tiếp, họ dùng các phương tiện truyền thông gieo rắc dấu hỏi về chủ quyền của Việt Nam tại các vùng đó, kể cả ngụy tạo các chứng tích. Tiếp theo, chế độ cho loại quan chức như Thứ Trưởng Lê Công Phụng xuất hiện, công khai biện bạch giùm cho Bắc Kinh rằng các vùng lãnh thổ , lãnh hải đó là của Tàu [*]. Thậm chí còn nói rằng Trung Quốc đã rộng lượng nhượng thêm đất, biển cho Việt Nam [**]. Sau cùng báo, đài ca ngợi cái gọi là sự “thành công” và “khôn khéo” của đảng đã “biết cách sống bên cạnh nước lớn”.

Điều có thể khẳng định được là, sau khi đài Chân Trời Mới chuyền lời cảnh báo rộng ra công luận, thì thủ thuật vừa nêu đã không còn áp dụng được cho vùng xương thịt Việt Nam mang tên Tục Lãm nữa. Nhờ lời cảnh báo quí giá này mà hệ thống độc quyền thông tin Nhà Nước nay không dám rút các bài về Tục Lãm trên các trang điện tử xuống, và chắc chắn sẽ không có quan chức nào còn dám đặt dấu hỏi về chủ quyền của Việt Nam đối với Tục Lãm. Hơn thế nữa, chỉ 4 ngày sau khi lời cảnh báo vang lên, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong vai trò thủ tướng, đã vội đến thăm huyện Hải Hà, bao gồm bãi Tục Lãm, như để thanh minh với công luận rằng, ông không thuộc phe cánh chủ trương dâng nhượng phần lãnh thổ này.

Có thể phải mất hàng chục năm nữa các sử gia Việt Nam mới có cơ hội nhận dạng đầy đủ giá trị của lời cảnh báo từ các viên chức quân đội đã cứu Tục Lãm. Nhưng ở hiện tại cũng có câu hỏi được đặt ra là, nếu lời cảnh báo đó bị loan tải muộn 24 tiếng đồng hồ, tức sau cuộc họp ngày 12 tháng 12 tại Lạng Sơn, thì liệu rằng bãi Tục Lãm có còn nằm trên bản đồ Việt Nam nữa không?

Có thể nhờ may mắn mà dân tộc ta không mất Tục Lãm lần này, nhưng hiểm họa từng phần xương thịt tổ quốc bị cắt lìa, bị dâng nhượng vẫn còn nguyên đó. Liệu những phần đất sắp bị cắt lìa ngày mai có được may mắn như Tục Lãm hay không? Có được những viên chức cao cấp trong đảng còn lương tâm, tìm cách báo động sớm cho cả dân tộc biết hay không?

Chính vì vậy mà mọi người Việt Nam yêu nước trong mọi ban ngành Nhà Nước, trên mọi nẻo đường quê hương, rất cần và phải dựa vào nhau, để không chỉ canh chừng những tên giặc ngoại xâm phương bắc, mà cả những kẻ gian tham mang giòng máu Việt, nhưng sẵn sàng cắt lìa từng phần xương thịt Tổ Tiên đem bán, để giữ ghế cai trị và cào vét tài sản quốc gia vào các túi riêng.

Dân tộc Việt Nam không thể để những người nắm quyền lãnh đạo tiếp tục đặt dân tộc trước những chuyện đã rồi, như các hiệp định biên giới năm 1999 và 2000, và rồi còn mạnh miệng cãi giùm cho Bắc Kinh rằng các phần lãnh thổ, lãnh hải đó là của Tàu.

Thay mặt cho thính giả của Đài và vô số đồng bào trên cả nước, cũng như trên khắp thế giới, đài Chân Trời Mới xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu xa đến những trái tim yêu nước trong lòng chế độ đã gởi ra lời cảnh báo quí giá về Tục Lãm./.

======

[*] ” Khi chúng ta đàm phán với Trung Quốc thì chưa có đường biên giới (trên vịnh Bắc bộ). Trên bộ thì có theo Pháp Thanh (hiệp định Pháp – Thanh), nhưng mà vịnh Bắc Bộ thì không có đường biên giới. Trước đây thì có một đường gọi là đường quản lý hành chính các đảo. Nhà Thanh với Pháp tạm thời vẽ một cái đường trung tuyến chạy từ Trà Cổ xuống (…. không nghe rõ) chứ không có đường biên gới” (Ông Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 23/9/2008.)

Nhưng trong tài liệu của chính nhà nước Cộng Sản Việt Nam nhan đề “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, ấn hành năm 1979, ở cuối trang 5 và đầu trang 6, đề cập đến việc phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến hành từ tháng 1 năm 1886 đến ngày 26/6/1887. Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh Trung Quốc đã ký kết các công ước 1887 – 1895, hoạch định biên giới.

Tài liệu “Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nêu trên ghi rõ việc phân chia ranh giới vịnh Bắc Bộ như sau: “ Điều 2 của công ước đã hoạch định biên giới trong vịnh Bắc Bộ và đoạn biên giới giữa Việt Nam và phần còn lại của tỉnh Vân Nam cho đến sông Đà….”

[**] “Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.” (Ông Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của nhà báo Lý Kiến Trúc ngày 23/9/2008.)


Bản gốc bài phỏng vấn Nguyễn Trung “Người trẻ phải tự chủ”

29/12/2008

Thưa các bạn sinh viên

Có một bài phỏng vẩn liên quan với chúng ta vì nó được đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam. Người trả lới phỏng vấn là cụ Nguyễn Trung, nguyên đại sứ, nguyên thành viên ban cố vấn của thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Nội dung trả lời của cụ Nguyễn Trung đã bị toà soạn cắt xén rồi mới đăng báo.

Xin giới thiệu 2 bản (bản bị “biên tập lại” và bản nguyên dạng ban đầu) để các bạn so sánh và tự rút ra kết luận

Trần Trung Thực (sinh viên Sử, nhóm Trần Hiền Thảo)

—-

Dưới đây là bản bị cắt xén, sửa đổi để “được đăng báo”

Câu hỏi là vì sao toà soạn báo Sinh Viên VN phải làm như vậy ? Ai bắt họ phải làm như vậy ? Thế lực “thù địch” nào sợ hãi những lời thẳng thắn và tâm huyết của cụ Nguyễn Trung với giới trẻ chúng ta ?

http://www.svvn.vn/
Người trẻ phải tự chủ
26/12/2008 03:25:08

(SVVN) Chuyên gia Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, (cũng từng là Thư ký của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước…

Tự chủ để không “chậm lớn”

– Thưa ông, ông từng nói chúng ta vẫn còn lúng túng trong chiếc áo chật. Xin ông nói rõ hơn về cách so sánh này ?

Nền kinh tế sau hơn hai mươi năm đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và đang tràn đầy sức sống, đòi hỏi sức phát triển mới vượt ra “cái áo chật”. Ai phải làm nhiệm vụ của người nấy, song cá nhân tôi gửi gắm, trông mong rất nhiều vào các bạn trẻ.

Trong tình hình kinh tế đất nước khát bỏng động lực phát triển, xin cho tôi nói thẳng: Giới trẻ Việt Nam không nên và không được phép trẻ con quá lâu – cũng có nghĩa là không được chậm lớn quá lâu!

Với những người trẻ nghĩ lớn, mỗi bạn trẻ trưởng thành bằng chính kiến do tự mình phấn đấu xác lập nên, các bạn sẽ xác lập được vị thế của mình trong đất nước, và đất nước ta ngày càng xác lập được vị thế của mình trên trường quốc tế.

– Cụ thể sự “chậm lớn” đó là gì, thưa ông ?

So với giới trẻ nhiều nước tiên tiến, có lẽ bệnh chậm lớn của giới trẻ nước ta hôm nay chưa được chẩn đoán, xác luận cặn kẽ.

Bước vào tuổi 18 hay tròn 18 tuổi, dù là còn học tiếp hay bước vào đời, là chúng ta đã phải ý thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách người thành niên, người lớn.

Đó là ý thức: từ nay ta phải tự đứng trên đôi chân của ta; từ nay mọi việc của ta, liên quan đến đời sống của ta, do ta quyết định và tự chịu trách nhiệm; từ nay ta là công dân thành niên ngang hàng với mọi công dân trong xã hội về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước; từ nay ta là người chủ thành niên của đất nước!

Bước vào tuổi 18 chúng ta không có quyền tiếp tục là trẻ con (hoặc bị coi là trẻ con) nữa. Bước vào tuổi 18 chúng ta nhất thiết phải bắt đầu thực hiện mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của người lớn – bắt đầu từ việc làm chủ chính bản thân mình.

Một biểu hiện nữa của bệnh “trẻ con quá lâu” hay “chậm lớn” là còn ít dám có những mơ ước táo bạo, trong khi đó thường hay nặng về những (cái xin tạm gọi là) “mơ ước tầm thường”.

… và dám ước mơ

– Thế nào là mơ ước táo bạo và mơ ước tầm thường, thưa ông ?

“Táo bạo” hay “tầm thường” trước hết cần được xem xét từ những điều kiện cụ thể và bối cảnh sống của chính mình. Táo bạo hay tầm thường được hiểu ở đây trước hết là so với chính mình, cho chính mình và thế hệ của mình.

Ngó ra bên ngoài, Bill Gates và Barack Obama là hai ví dụ điển hình của những ước mơ táo bạo. Hai người này đã chọn được ước mơ đúng – cho chính bản thân họ và cho đất nước của họ. Họ có nghị lực, trí tuệ, cách thực hiện đúng trong môi trường tự do cho những ước mơ như thế. Và họ đã thành công cho đến giờ phút này.

Ở nước ta không hiếm sự thành công của những ước mơ táo bạo, nhưng so sánh với tỷ lệ dân số và quy mô quốc gia, những ví dụ thành công ở nước ta có thể còn là ít hay quá ít – phần rất quan trọng là do những hạn chế của trình độ phát triển và những tồn tại ta đang có.

Thế nhưng chờ đợi có được trình độ phát triển và xoá được những yếu kém rồi mới dám mơ ước thì không đáng gọi là mơ ước nữa. Chẳng dám mơ ước thì chẳng bao giờ làm được gì! Bất chấp những hạn chế, ngày nay, chúng ta có điều kiện mới mà trước đây không có, hoặc khó tiếp cận, đó là: thông tin. Thông tin ngày nay đã đưa tầm mắt của chúng ta ra cả thế giới và đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Tuổi trẻ với tầm nhìn mới này sẽ chọn được ước mơ táo bạo, dám sống vì ước mơ táo bạo, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp bằng ước mơ táo bạo.

Ước mơ gì là cao đẹp nhất ? Câu hỏi này xưa ngàn đời, và khó ngàn đời! Câu trả lời đã có từ ngàn đời và ngàn đời nay vẫn xa vời: Tự chủ! Con người tự chủ !

Tự chủ để làm chủ

– Giới trẻ Việt Nam cần xác định cho mình vị trí nào trong quá trình đổi mới và đáp ứng những đòi hỏi của thời cuộc ?

Vị trí nào ư ? Vị trí làm chủ cuộc đời mình và để từ đó có bản lĩnh làm chủ đất nước. Phải chiếm lĩnh vị trí này, chứ không phải chỉ có xác định !

Tự các em phải tìm mọi cách đứng vào vị trí của mình, giành lấy vị trí của mình !

Điều này chẳng có gì mới, được nhắc đi nhắc lại đến mòn cả chữ.

Một khi các bạn nhìn thấu mọi chuyện, các bạn sẽ thấy rõ mình đang đứng ở đâu, xuất phát từ điểm nào và sẽ biết phải làm gì. Nhìn rõ tất cả để mỗi người phải đứng vào đúng vị trí của mình, tự mình quyết định, để vào cuộc, hướng vào một mục tiêu duy nhất.

Nhìn thẳng vào sự thật với tình yêu nước nồng cháy của tuổi trẻ, để phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, để tuyên chiến không khoan nhượng với tất cả thói hư tật xấu đang kìm hãm sự phát triển của nước ta.

– Theo ông, người trẻ cần phải chuẩn bị những gì ?

Tôi nghĩ rằng hầu hết người trẻ đều ý thức được ta là chủ cuộc đời ta và ý chí trở thành người chủ xứng đáng của đất nước.

Biết yêu trọng danh dự và yêu đất nước, quê hương mình – nguồn lực tinh thần này sẽ thúc đẩy, sẽ hướng dẫn sự chuẩn bị của mỗi chúng ta để tiếp nhận, để gánh vác trách nhiệm của mình mà thời cuộc đòi hỏi.

– Thế hệ đi trước có thể làm gì để hỗ trợ họ ?

Sao lại cứ phải nói đến hỗ trợ ? Nhưng nếu vẫn phải trả lời, thì việc đáng làm nhất trong nhiều việc người lớn phải làm để hỗ trợ là luôn thành thực với thế hệ trẻ.

– Hiện người trẻ đã được trao cơ hội và đặt niềm tin đủ để họ làm những gì mà ông kỳ vọng ?

Tôi nghĩ là chưa đủ, còn có tính “gia trưởng” của người lớn. Nói đơn giản là còn có nhiều người lớn thiếu tin tưởng vào thế hệ trẻ, rồi còn những bệnh của người lớn trong cách cư xử với thế hệ trẻ…

Xin cảm ơn ông !

Lê Ngọc Sơn – Phương Loan
(Thực hiện)

—-

http://www.viet-studies.info/
Bản gốc bài phỏng vấn Nguyễn Trung
do Lê Ngọc Sơn – Phương Loan thực hiện
(Bản đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 26-12-08 đã “bị biên tập” rất nhiều)

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông ?

Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước – trong đó có tôi – đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này.

Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này!

Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của ta so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế tri thức!

2. Con đường trở thành người đi làm thuê và đất nước cho thuê? Đề nghị ông nói rõ nỗi lo này của ông.

Vâng. Lao động cơ bắp, bán tài nguyên, cho thuê địa điểm sản xuất và bán môi trường vẫn là các yếu tố tăng trưởng chủ yếu trong nền kinh tế nước ta. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ta thu hút được trong 20 năm qua rất nhiều, song một bộ phận khá lớn cũng là để sử dụng những yếu tố vừa kể trên. Nền kinh tế nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng trình độ phát triển mọi mặt còn rất thấp. Tình hình này trong một thời đoạn nhất định là cần thiết, song sau 22 năm mà ngày nay còn kiên trì xu thế tăng trưởng và phát triển như vậy là nguy hiểm. Đã đến lúc phải chuyển mạnh sang một phương hướng phát triển khác: Ngày càng nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, ngày càng nhiều sản phẩm của thương hiệu Việt Nam với giá trị gia tăng ngày càng cao, nhất là ngày càng nhiều sản phẩm của trí tuệ Việt Nam.

Trên hết cả là phải sớm thoát khỏi tư duy của kẻ làm thuê, phải luôn cảnh giác với nguy cơ biến đất nước mình thành đất nước cho thuê – với nghĩa là một đất nước thiếu sự phát triển năng động tự nó từ bên trong !

Nói như thế, ông không sợ mang tiếng là xúi giục thế hệ trẻ chúng tôi vong ân bội nghĩa và làm loạn ?

– Không !

Xong hoặc chưa xong, thế hệ chúng tôi đã làm công việc của mình, đã và đang trở thành quá khứ. Không có lý do gì cho phép thế hệ này tự phong cho mình là khuôn vàng thước ngọc cho thế hệ tiếp theo. Tự phong như vậy không khác gì là xây dựng con đường cho đất nước đi lên, song chính bản thân mình lại ngồi chễm trệ án ngữ trên đoạn đường thế hệ mình vừa mới xây xong.

Tự phong như thế, thì đời đời kiếp kiếp nước ta sẽ sống trung thành trong cái quán tính lịch sử của sự tụt thậu, mà đúng ra là phải khắc phục nó bằng được. Năm Mậu Ngọ (1858 – Pháp đánh Đà Nẵng và mở đầu thời kỳ thuộc địa ở nước ta!) cái quán tính lịch sử cay đắng ấy đã mở đầu một chu kỳ mới của nó mà đến hôm nay dân tộc ta vẫn chưa trả giá xong. 150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 5 cuộc chiến tranh lớn – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 30 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay vẫn là một nước nghèo.

Xin giới trẻ hãy ý thức điều này: Làm gì thì cũng phải tự giải phóng mình ra khỏi cái bóng của chúng tôi trước đã !

Xin hãy nhìn lại, cho đến đầu thế kỷ 19, Việt Nam đâu có thua kém gì Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan… Thế nhưng hôm nay ?

Xin cũng đừng nói là các thế hệ Việt Nam trước Mậu Ngọ (1858) yêu nước không bằng các thế hệ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám.

Trong mối tương quan với đương thời, các thế hệ Việt Nam trước Mậu Ngọ cũng không kém sáng suốt so với các thế hệ Việt Nam hôm nay đâu.

Cho nên, kẻ thù đích thực làm cho nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi ấy là đất nước ta tụt hậu hẳn một giai đoạn phát triển so với thế giới bên ngoài. Kẻ thù tụt hậu ấy hôm nay vẫn chưa bị dân tộc ta giải giáp.

Nhận thức trách nhiệm của mình đối với đất nước trước thời đại ngày nay, không thể không nhận diện tường tận kẻ thù này.

3. Giới trẻ Việt Nam cần xác định cho mình vị trí nào? Trách nhiệm của giới trẻ với một đất nước ở tuổi trưởng thành là gì ?

Vị trí nào ư ? Vị trí làm chủ cuộc đời mình và để từ đó có bản lĩnh làm chủ đất nước. Phải chiếm lĩnh vị trí này, chứ không phải chỉ có xác định! Điều này chẳng có gì mới, được nhắc đi nhắc lại đến mòn cả chữ. Bây giờ phải hành động.

Nền kinh tế đất nước đang ở tuổi hai mươi, nên được hiểu đó là đất nước đang tràn đầy đòi hỏi sức phát triển trong “cái áo chật”, mọi thế hệ già trẻ chúng ta hiện nay đứng trước nhiệm vụ phải mang lại cho nền kinh tế sức sống năng động, bền vững, trong cái “áo mới” . Ai phải làm nhiệm vụ của người nấy! Song cá nhân tôi gửi gắm trông mong rất nhiều vào các bạn trẻ.

Bàn về trách nhiệm của giới trẻ:

Tôi nghĩ trong tình hình “cái áo chật” như thế của đất nước, trong tình hình kinh tế đất nước khát bỏng động lực phát triển, xin cho tôi nói thẳng thắn một cách lỗ mãng: Giới trẻ nước ta cũng không nên và không được phép trẻ con quá lâu nữa – cũng có nghĩa là không được chậm lớn quá lâu!

Trẻ con quá lâu hay chậm lớn, trước hết ở chỗ khó mà nói rằng khi chúng ta bước vào tuổi 18 hay tròn 18 tuổi, dù là còn học tiếp hay bước vào đời, là chúng ta đã ý thức được đầy đủ: Từ nay ta phải tự đứng trên đôi chân của ta! Từ nay mọi việc của ta, liên quan đến đời sống của ta, do ta quyết định và tự chịu trách nhiệm!.. Từ nay ta là công dân thành niên ngang hàng với mọi công dân trong cả nước về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước! Dù là bạn còn cha mẹ phải tiếp tục nuôi ăn học, dù là bạn còn phải sống nhờ vào nguồn trợ cấp nào đó cho việc học hành của mình… Tất cả sự phụ thuộc như thế và tương tự như thế không hề miễn giảm mảy may trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn với tư cách là người thành niên, người lớn.

Bước vào tuổi 18, kể cả ngồi trên ghế nhà trường, tuổi trẻ chúng ta không còn được phép để cho ai muốn nhồi vào đầu mình cái gì cũng được. Chẳng có đáp án nào có sẵn các bạn phải tuân theo của sự nhồi nhét cả! Các bạn có quyền nhận hay từ chối, trên cơ sở phán định của chính mình.

Một biểu hiện nữa của bệnh “trẻ con quá lâu” hay “chậm lớn” là còn ít dám mơ ước táo bạo, trong khi đó thường hay nặng về những cái xin tạm gọi là “mơ ước tầm thường”.

Trước khi bàn sâu thêm chuyện này, hãy ngó ra bên ngoài một chút. Theo tôi Bill Gates và Barack Obama là hai ví dụ điển hình của những ước mơ táo bạo. Hai người này đã chọn được ước mơ đúng – cho chính bản thân họ và cho nước Mỹ. Họ có nghị lực, trí tuệ, cách thực hiện đúng trong môi trường tự do cho những ước mơ như thế. Và họ đã thành công cho đến giờ phút này.

Ở nước ta không hiếm sự thành công của những ước mơ táo bạo – có thể chưa được nổi bật hoặc chưa ở tầm vóc như hai ví dụ trên. Các ví dụ thành công ở nước ta có thể còn là ít hay quá ít – phần rất quan trọng là do những hạn chế của trình độ phát triển và thể chế nước ta đang có. Thế nhưng chờ đợi có được trình độ phát triển và thể chế như mong muốn rồi mới dám mơ ước thì không đáng gọi là mơ ước nữa. Và chính đây là điều đáng nói: Chẳng dám mơ ước thì chẳng bao giờ làm được gì!

Đúng, bất chấp mọi hạn chế chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống, chúng ta ngày nay đang có một điều kiện mới mà trước đây chúng ta chưa có nhiều hoặc rất khó tiếp cận: đó là thông tin. Thông tin ngày nay đã đưa tầm mắt của chúng ra cả thế giới và đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tôi ước ao tuổi trẻ chúng ta với tầm nhìn mới này sẽ chọn được ước mơ táo bạo, dám sống vì ước mơ táo bạo, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng ước mơ táo bạo.

Vậy nói thật đơn giản: Trách nhiệm của giới trẻ với đất nước đang ở tuổi trưởng thành là các bạn phải sớm trở thành người lớn.

4. Chính kiến tự mình phấn đấu xác lập nên ? Thế còn các chương trình, giáo án, đáp án, giáo lý… đã trở thành những phần cứng phải có được mang tới từ nhà trường ? Ngộ cái chính kiến mà tuổi trẻ chúng tôi tự phấn đấu xác lập nên không giống cái chúng tôi được học thì sao ?

Nếu có sự khác nhau thì cũng nên coi đó là chuyện bình thường và tự mỗi bạn nên tiếp tục tìm ra lý lẽ giải quyết sự khác nhau này. Tôi nghĩ, ngay cả những điều tốt đẹp nhất nhà trường có thể đem lại cho bạn, bạn cũng phải tìm cách hấp thụ được thành dinh dưỡng nuôi sự hiểu biết và ý chí của bạn, biến nó thành nghị lực của riêng bạn. Không có sự hấp thụ này, việc học sẽ giống như con vẹt học nói thôi – nó có thể phát âm rất chuẩn và làu làu cả câu, cả bài.., nhưng vẫn là cái nói của một con vẹt. Tôi hình dung được tự phấn đấu xác lập nên như vậy khó và đòi hỏi nhiều trí tuệ lắm, thậm chí có khi phải trả giá nguy hiểm nữa. Song trong quá trình hấp thụ này các bạn có quyền nghi ngờ, có quyền sai, và thậm chí có quyền thất bại nữa, miễn là bạn phải tự ý thức được tất cả và tự chịu trách nhiệm tất cả, quyết tâm đi tiếp tới bằng được cái đúng.

Chỉ có như vậy, cái tốt đẹp nhà trường mang đến cho bạn mới thành là của bạn. Chỉ có như vậy, bạn mới đề kháng được mọi cái không tốt đẹp bất kỳ đến từ đâu. Vì đứng trên đời này, bạn cần như nhau cả nghị lực và sức đề kháng.

Tôi nghĩ, một con người dám nghi ngờ, dám sai, dám thất bại để tìm đường đến thành công, tôi nghĩ đấy là một con người đẹp và sớm muộn sẽ thành đạt.

Một xã hội biết tôn trọng sự nghi ngờ, tôn trọng cái dám sai, cái dám thất bại với tình thần như thế, xã hội ấy sẽ ngày càng hiếm chỗ cho những thói đểu cáng và sự hèn mạt. Xã hội ấy sẽ ngày càng hấp dẫn chúng ta và đáng sống.

5. Những đòi hỏi đó có quá sức với người trẻ Việt nam hiện nay ?

Tôi không thấy có sự “quá sức” như thế trong cuộc sống hàng ngày, mà chỉ thấy nhiều hơn sự lãng phí sức trẻ, lãng phí đến rơi nước mắt, xẩy ra từ hai phía: (1) Cuộc sống xã hội gây ra sự lãng phí này; và (2) tự các bạn lãng phí sức mình.

Chưa nói đến biết bao nhiêu cái bất hợp lý và yếu kém khác trong đời sống xã hội, riêng nền giáo dục còn nhiều mặt thiếu sót như chúng ta đang có là một ví dụ trực tiếp nhất, dễ thấy nhất về sự lãng phí này gây ra cho giới trẻ, sự lãng phí những thứ thể không mua được, không có cách gì lấy lại được: con người, thời gian và cơ hội.

Còn sự lãng phí tự mình – nghĩa là chính các bạn gây ra cho mình: Chắc chắn các bạn sẽ tự đánh giá được. Tôi chỉ muốn lưu ý các bạn về 2 nguyên nhân đáng sợ nhất: (1) lãng phí vì sự hiểu biết của mình còn thấp, (2) lãng phí vì mình thỏa hiệp với yếu kém của bản thân và của ngoài xã hội.

6. Người trẻ cần phải chuẩn bị những gì để tiếp nhận gánh vác những đòi hỏi của thời cuộc ?

Tôi không có lý thuyết nào để trả lời các bạn cả. Mỗi chúng ta dù khác nhau thế nào, đều nhận được sự nuôi dưỡng của cha mẹ, nhà trường và cuộc sống. Đó là chuẩn bị được trao tặng để chúng ta bước vào đời. Cần trân trọng và tận dụng sự chuẩn bị được trao tặng này. Song thế nào đi nữa, cũng không thể thiếu được sự chuẩn bị của chính mình – chắt lọc từ sự chuẩn bị được trao tặng, từ mơ ước, từ cả những thất bại và sự trả giá… – tất cả với ý thức ta là chủ cuộc đời ta và ý chí trở thành người chủ xứng đáng của đất nước ta.

Sống biết yêu trọng danh dự và yêu đất nước quê hương mình – nguồn lực tinh thần này sẽ thúc đẩy, sẽ hướng dẫn sự chuẩn bị của mỗi chúng ta để tiếp nhận, để gánh vác trách nhiệm của mình mà thời cuộc đòi hỏi. Thậm chí tôi còn muốn nói: Yêu như thế là kim chỉ nam luôn luôn đúng.

7. Đối với cá nhân con người, theo ông ước mơ gì là cao đẹp nhất ?

Câu hỏi này xưa ngàn đời, và khó ngàn đời! Câu trả lời đã có từ ngàn đời và ngàn đời nay vẫn xa vời: Tự do ! Con người tự do !

Tạo hóa một tay ban cho con người bản tính tình yêu tự do, tay kia lại thiết lập ra trong cuộc sống cái gọi là “tính tất yếu”. Từ đó trong cuộc sống tự nó hình thành ra cái tự do thực sự chỉ có thể là cái đạt được trong phạm vi hiểu được – với nghĩa là làm chủ được – cái tất yếu. Vì thế, càng sống trên đời này, tôi càng thấm thía tự do chỉ có thể giành lấy, trên cơ sở làm chủ cái tất yếu; làm chủ cái tất yếu đến đâu, sẽ có được tự do đến đấy. Đừng oán trách tạo hóa keo kiệt, tôi dần dần cũng ngộ ra như thế.

8. Thế hệ đi trước có thể làm gì để hỗ trợ họ ?

Tôi thực lòng không thích trả lời câu hỏi này. Sao lại cứ phải nói đến hỗ trợ? Nhưng nếu vẫn phải trả lời, thì việc đáng làm nhất trong nhiều việc người lớn phải làm để hỗ trợ là đừng bao giờ nói dối thế thệ trẻ.

9. Liệu người trẻ đã được trao cơ hội và đặt niềm tin đủ để họ làm những gì mà ông kỳ vọng ?

Tôi nghĩ là chưa đủ. Cái tính “trưởng”, “gia trưởng”.. của người lớn cho thấy sự thiếu tin tưởng vào thế hệ trẻ. Ngoài ra còn biết bao nhiêu bệnh mãn tính khác của người lớn trong cách cư xử với thế hệ trẻ, nhất là cái bệnh coi ta là chân lý, chân lý duy nhất trên đời này. Nói gay gắt, đấy là cái tính thích thế hệ trẻ trở thành các robot do người lớn lập trình!

10. Bản thân các nhà lãnh đạo hiện nay đã đánh giá đúng và đủ về giới trẻ và đã tận dụng sức trẻ, huy động họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ?

Tôi nghĩ là chưa. Chỉ riêng một việc lãnh đạo không kiên quyết dấy lên trong toàn xã hội một cuộc đấu tranh quyết liệt với cách dậy học còn nặng về nhồi sọ, và chỉ muốn ĐTNCS Hồ Chí Minh chỉ là cánh tay của Đảng đã nói lên điều này. Tại sao thanh niên thời đại ngày nay không thể là những bộ não trẻ của Đảng ? Tại sao thanh niên không thể là người tạo ra trong Đảng bầu nhiệt huyết mới, trẻ trung ?

Tại sao thế hệ chúng tôi không đặt ra cho mình nhiệm vụ tạo dựng ra một môi trường thể chế ươm mầm và làm nẩy nở những Bill Gates hay Obama của Việt Nam ? Thế hệ chúng tôi làm chưa xong thì thế hệ các bạn phải làm tiếp, các thế hệ sau làm tiếp nữa… Song trách nhiệm “khởi công xây dựng” sự nghiệp này thuộc về chúng tôi, chúng tôi chẳng có lý lẽ gì để trốn tránh được.

Song hình như công việc “khởi công xây dựng” như thế còn chậm chạp lắm, mặc dù công cuộc đổi mới đã được 22 năm và đã xác định được mục tiêu là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh! Đấy là điều tôi vô cùng băn khoăn.

Tôi tin: Thế hệ trẻ đứng vào vị trí của mình, đất nước sẽ sớm được ngửng mặt cùng thiên hạ.

Nhân dịp năm mới 2009, xin chúc các em một năm giầu nghị lực và niềm vui.

26-12-08


ĐƠN TỐ CÁO Cơ quan điều tra Tổng cục An ninh bộ Công an và Tổng biên tập một số báo vi phạm pháp luật

22/12/2008

ĐƠN TỐ CÁO

(Cơ quan điều tra Tổng cục An ninh bộ Công an và Tổng biên tập một số báo vi phạm pháp luật)

Kính gửi:
– Ông Chủ tịch và các vị đại biểu Quốc hội
– Ông Chủ tích nước Nguyễn Minh Triết.
– Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
– Ông Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.
– Ông Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
– Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.
– Các Tổng biên tập các báo và tạp chí trong nước.

Chúng tôi là những công dân của đất nước mà phần lớn đã về hưu, nhiều người đã ở tuổi 70-80, nhưng vẫn thường xuyên quan tâm theo dõi và bức xúc trước nhiều vấn đề của đất nước hiện nay: tình hình lạm phát và giảm phát, suy giảm kinh tế, tình trạng tham nhũng tràn lan và chống tham nhũng kém hiệu quả, vụ PCI và chính phủ Nhật tuyên bố dừng viện trợ ODA, thái độ của Chính phủ Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trước những hoạt động của nhà cầm quyền Trung Quốc nhằm thôn tính lãnh thổ của ta, tình hình xuống cấp trầm trọng đạo đức xã hội, khủng hoảng trầm trọng nền giáo dục,… Hàng ngày, hàng giờ chúng tôi muốn đóng góp ý kiến xây dựng với các cơ quan lãnh đạo để góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội v.v…

Đầu tháng 12/2008 đột nhiên chúng tôi thấy một số báo đăng một loạt bài, như một chiến dịch để tấn công vu khống, hạ nhục một loạt các công dân. Cụ thể các bài báo sau:

  1. Sự thật về “tờ báo lậu” Tổ quốc (báo Công an TP HCM ngày 06/12/2008).
  2. Đội lốt “dân chủ” ăn chặn đô la (báo Công an Nhân dân ngày 06/12/2008).
  3. Bóc trần bộ mặt kẻ chống phá dân tộc (Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 6/12/2008. http://www.cpv.org.vn/)
  4. Chân dung các “nhà dân chủ” thích… USD, Bóc trần bộ mặt kẻ chống phá Nhà nước (Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 06/12/2008)
  5. Chân dung các “nhà dân chủ” thích… USD (Báo điện tử Vietnamnet http://vietnamnet.vn/) ngày 06/12/2008.
  6. Bóc trần bộ mặt kẻ chống phá Nhà nước (Báo Hà Nội mới bản giấy và bản điện tử http://www.hanoimoi.com.vn/) ngày 06/12/2008
  7. Bộ mặt thật của những “nhà dân chủ” (báo Đất Việt ngày 06/12/2008).
  8. Những hành vi lạc lõng xấu xa, đáng lên án (báo Nhân Dân ngày 13/12/2008).

Hầu như tất cả các bài báo vu khống nêu trên được xuất hiện dưới hình thức một bản tin tổng hợp, một bản thông báo. Qua tìm hiểu sơ bộ chúng tôi được biết đó là bản thông tin tổng hợp của Cơ quan điều tra thuộc Tổng cục An ninh Bộ Công an. Điều lạ lùng khiến chúng tôi không hiểu nổi là các Tổng biên tập các báo trong khi chưa hiểu gì về nội dung sự việc cụ thể, nhưng lại dám qui kết có tính chất buộc tội một loạt công dân là “những phần tử cơ hội chính trị”, trong đó có nhiều người là trí thức ( tiến sỹ khoa học, nhà báo, nhà văn, kỹ sư, luật sư, bác sỹ…), nhà cách mạng lão thành. Chúng tôi xin liệt kê vài trường hợp làm ví dụ sau đây:

  1. Cụ Trần Lâm – 85 tuổi, luật sư, nguyên là thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
  2. Đại tá Phạm Quế Dương – 73 tuổi, nguyên Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân đội.
  3. Cụ Lê Hồng Hà-83 tuổi, nguyên Chánh văn phòng, nguyên Ủy viên Đảng Đoàn Đảng CS Việt Nam của Bộ Công an.
  4. Ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – 69 tuổi, tiến sỹ sinh học, nguyên Phó viện trưởng phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa học Việt Nam.
  5. Ông Bùi Minh Quốc – 69 tuổi, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà thơ nổi tiếng.
  6. Nguyễn Thượng Long – Nhà giáo, nhân vật “Người đương thời” chống tiêu cực trong giáo dục năm 2006.

Căn cứ vào Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Hình sự, Luật An ninh Quốc gia, các cá nhân, cơ quan đã dựng lên các bài báo trên đây đã vi phạm các điều luật sau đây:

  1. Điều 72 Hiến pháp: “Không ai bị coi là có tội,… khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

  2. Điều 10 khoản 4 Luật Báo chí: “Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự nhân phẩm của công dân.”

  3. Điều 121 khoản 1 Luật hình sự: Tội làm nhục người khác.

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

  4. Điều 122 Luật hình sự: Tội vu khống.     

    “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hai đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

  5. Điều 5 khoản 1 Luật An ninh Quốc gia: Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.     

    “1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

  6. Điều 13 khoản 6 Luật An ninh Quốc gia: Các hành vi bị nghiêm cấm.     

    “6. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.”

Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu vì sao các ông Tổng biên tập các báo nói trên, thường được cho là những người hiểu biết về chính trị và luật pháp, lại cho đăng những bài báo vi phạm Hiến pháp và pháp luật như vậy. Theo kết quả bước đầu của việc tìm hiểu, chúng tôi thấy Tổng biên tập của 08 tờ báo nói trên đều biết rõ những nội dung đăng báo là ý kiến của cơ quan điều tra thuộc Tổng cục An ninh Bộ Công an (như báo Đất Việt đã ghi rõ nguồn thông tin trong bài báo ngày 06/12/2008).

Vậy phải chăng vì có sự xúi giục của công an nên các Tổng biên tập các báo (nêu trên) đã phải cho đăng những thông tin sai phạm như vậy ?

Phải chăng một số cán bộ công an đã tự cho mình có quyền lực đứng trên pháp luật ?

Phải chăng một số cán bộ công an cho rằng họ đang thực hiện một chiến dịch đả kích các “lực lượng chống đối” để đảm bảo an ninh quốc gia ?

Theo chúng tôi các cán bộ công an đó không những đã cố tình vi phạm pháp luật mà còn có thái độ thù địch sai lầm đối với những người có ý kiến khác biệt với lãnh đạo. Trong khi nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải thừa nhận rằng việc có ý kiến khác biệt là chuyện bình thường và cần phải tôn trọng những người có chính kiến khác biệt.

Trong tình hình đất nước của chúng ta đang rơi vào tình thế nguy cấp như hiện nay (kinh tế bị suy giảm trầm trọng, bất ổn xã hội đang gia tăng, nạn tham nhũng đang hoành hành và lãnh thổ quốc gia đang bị xâm chiếm, uy hiếp,…) thì những hành động vu khống, bịa đặt của các báo nói trên có thể nằm trong một âm mưu thâm độc nhằm:

  1. Chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân trước dã tâm thôn tính lãnh thổ Việt Nam của chính quyền Trung Quốc,
  2. Đánh lạc hướng dư luận xã hội trước những khối ung nhọt tham nhũng đang bị vỡ lở (liên quan đến hàng triệu đô-la Mỹ),
  3. Làm thể chế chính trị mất thêm uy tín trước cộng đồng quốc tế,
  4. Đe dọa, trấn áp những ý kiến xây dựng đất nước, chống lại sự suy thoái, tiêu cực đang lan tràn trong xã hội và
  5. Làm cho suy sụp lượng kiều hối quí giá của đồng bào hải ngoại đang góp phần quan trọng cho phục hồi kinh tế đất nước.

Không phải ngẫu nhiên, ngay sau ngày 05/12/2008 khi Nhật Bản tuyên bố dừng viện trợ ODA do vụ việc nhận hối lộ hàng triệu Đô-la của phía Việt Nam chưa được làm rõ, các bài báo nói trên đã được tung ra gần như đồng loạt và vu khống, bôi nhọ hầu như đủ mọi thành phần trong xã hội từ lão thành cách mạng, cán bộ cao cấp về hưu, trí thức có uy tín,… cho đến những nông dân, tiểu thương, sinh viên. Trong khi các thông tin về vụ việc tham nhũng hàng triệu Đô-la trong vụ PCI (phía Nhật Bản đã đưa ra tòa) hầu như không được đề cập trên báo chí Việt Nam.

Với tâm nguyện đóng góp ý kiến để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, bảo vệ uy tín nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và góp phần vào việc xây dựng đất nước dân chủ, giàu mạnh. Chúng tôi trình lên Quí ngài những kiến nghị sau đây:

  1. Ông Bộ trưởng Bộ công an cho kiểm tra ngay sự việc và thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ đã có hành động sai phạm trên đây.
  2. Ông Bộ trưởng Bộ Thông tin, Truyền thông có buổi làm việc với các Tổng biên tập các tờ báo trên đây để rút kinh nghiệm và thông báo công khai nhằm hướng hoạt động báo chí vào quĩ đạo chỉ tuân thủ pháp luật.
  3. Các ông Tổng biên tập các báo trên đây phải đăng công khai lời xin lỗi độc giả và những cá nhân bị ảnh hưởng về danh dự do các bài báo trên gây ra. Và hứa sau này sẽ không làm những điều dại dột, thất nhân, thất đức như vậy nữa.
  4. Ông Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, theo đúng chức năng và quyền hạn của mình, cho tiến hành điều tra ngay để xử lý các cá nhân chủ mưu trong các hành động vu khống kể trên theo đúng pháp luật và ngăn chặn những âm mưu thâm độc khác có thể xảy ra.

Chúng tôi hy vọng sẽ không có việc dung túng bỏ qua những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trong vụ việc trên đây và chúng tôi sẵn sàng cộng tác với các cơ quan có trách nhiệm trong sự việc này.

Kính đơn,

Những người ký đơn:

1. Trần Bá – 53 Cầu Gỗ, Hà Nội.
2. Trần Lâm – Hải Phòng.
3. Phạm Hiện – Hà Nội.
4. Phạm Quế Dương – 37 Lý Nam Đế, Hà Nội.
5. Vi Đức Hồi – Lạng Sơn.
6. Nguyễn Thượng Long – Hà Nội.
7. Vũ Cao Quận – Hải Phòng.
8. Nguyễn Thanh Giang – Số 06, TT Địa lý Máy bay-Trung Văn – Từ Liêm, HN.
9. Đoàn Thiên Tâm – Ba Đình, Hà Nội.
10. Hồng Hà – 62 Ngô Quyền, Hà Nội.
11. Trần Anh Kim – Thái Bình.
12. Hà Sĩ Phu – Đà Lạt.
13. Văn Hưởng – Hà Nội.
14. Xuân Mai – Đà Nẵng.
15. Bùi Minh Quốc – Đà Lạt.
16. Thích Tâm Long – Hà Nội.
17. Hoàng Thị Vân – Hà Nội.
18. Tiêu Dao Bảo Cự – Đà Lạt.
19. Tô Huy – Hải Phòng.
20. Đức Anh – TP Hồ Chí Minh.
21. Lý Thái Hùng – Hải Dương.
22. Nguyễn Thế – Hà Nội.
23. Lê Hữu Diệp – Hà Nội.
24. Lý Anh Kim – Hà Nội.
25. Nguyễn Trọng Lân – Hoàn Kiếm, Hà Nội.
26. Lê Anh Sơn – Hai Bà Trưng, Hà Nội.
27. Văn Chương – Hưng Yên.
28. Văn Thục – TP Hồ Chí Minh.
29. Tiến Nghênh – Hà Nội.
30. Trần Qui – Hà Đông, Hà Nội.
31. Mai Lâm – Hoàng Mai, Hà Nội.
32. Dương Văn Khôi – Hai Bà Trưng, Hà Nội.
33. Bích Thủy – Thanh Xuân, Hà Nội.
34. Đỗ Trần – Hoàng Mai, Hà Nội.
35. Thế Kỷ – Q3, tp Hồ Chí Minh.
36. Bùi Xuân Minh – Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Minh – Hà Nội.
38. Phan Hòa Bình – Hoàng Mai, Hà Nội.
39. Lã Xuân Thịnh – Thanh Hóa.
40. Đinh Ngọc Lễ – Hòa Bình.
41. Bùi Thị Lăng – Việt trì, Phú Thọ.
42. Nguyễn Thị Cương – Hà Nội.
43. Hồ Thị Vui – Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2008

Gửi kèm :
– Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước
– Mọi cá nhân quan tâm


Thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam gởi Ông Chủ Tịch UBND TP. Hà Nội

22/12/2008

Thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Namgởi Ông Chủ Tịch UBND TP. Hà Nội V/v yêu cầu thuyên chuyển các Linh Mục Giáo xứ Thái Hà ra khỏi TP. Hà Nội

Lm. Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN

Bên dưới có đính kèm Văn Thư của ông Nguyễn Thế Thảo gởi HĐGMVN và DCCTVN

thuphucdap

Văn Thư của Ông Nguyễn Thế Thảo

thuntthao1

thuntthao2


9 Thủ Đoạn Xâm Lấn Của Trung Quốc

13/12/2008

Thưa quí thính giả và độc giả của Radio Chân Trời Mới,

Chỉ vào một vài thời điểm rất hiếm hoi trong hơn nửa thế kỷ qua mà nhà cầm quyền CSVN thực sự tiết lộ những hành vi và ý định xâm lấn có tính qui mô, kế hoạch và liên tục của Bắc Kinh đối với lãnh thổ Việt Nam. Vào năm 1979, khi các xung đột lớn diễn ra giữa 2 nước, Lãnh đạo Đảng đã cho in 3 cuốn sách với tựa đề:

Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Trong 30 Năm Qua của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN.

Phê Phán Chủ Nghĩa Bành Trướng và Bá Quyền Nước Lớn Của Giới Cầm Quyền Phản Động Bắc Kinh của Ủy Ban Khoa Học Xà Hội Việt Nam.

Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc của Nhà xuất bản Sự Thật.

Dưới đây là nguyên văn chương 2 của cuốn “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, liệt kê 9 loại thủ đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng để xâm chiếm đất nước Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua.

——————————————–

Chương 2
Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay

image001
Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng đủ loại thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa mà các chế độ phản động của Trung Quốc trước kia không dùng. Dưới đây là một số thủ đoạn chính:

1- Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất.

Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một giải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư. Những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng, nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.

Khu Vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó. Khu vực này được các văn bản và các bản đồ hoạch định và cắm mốc xác định rõ ràng là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, trong bao nhiêu đời qua, những người dân Trình Tường, những người Trung Quốc sang quá canh ở Trình Tường đều đóng thuế cho nhà đương cục Việt Nam. Nhưng từ năm 1956, phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. Nhà đương cục Trung Quốc nghiễm nhiên biến một vùng lãnh thổ Việt Nam dài 6 kí-lô-mét, sâu hơn 1300 kí-lô-mét thành sở hữu tập thể của một công xã Trung Quốc. Từ đó, họ đuổi những người Việt Nam đã nhiều đời nay làm ăn sinh sống ở Trình Tường đi nơi khác, đặt đường dây điện thoại, tự cho phép đi tuần tra khu vực này, đơn phương sửa lại đường biên giới sang đồi Khâu Thúc của Việt Nam. Tiếp đó, họ đã gây ra rất nhiều vụ hành hung, bắt cóc công an vũ trang Việt Nam đi tuần tra theo đường biên giới lịch sử và họ phá hoại hoa màu của nhân dân địa phương. Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự như xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc (mốc 25, 26, 27) ở Lạng Sơn, Khẳm Khau (mốc 17-19) ở Cao Bằng, Tả Lũng, Làn Phù Phìn, Minh Tân (mốc 14) ở Hà Tuyên, khu vực xã Nặm Chay (mốc 2-3) ở Hoàng Liên Sơn với chiều dài hơn 4 kí-lô-mét, sâu hơn 1 kí-lô-mét, diện tích hơn 300 héc-ta.

Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm lặng.

2- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1955, tại khu vực Hữu nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng long tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt-Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300 mét so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho nghành đường sắt hai bên điều chỉnh lại đường nối ray cho phù hợp đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay, họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300 mét đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luần rằng “không thể có đường sắt của nước này đặt trên lãnh thổ nước khác”.

Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam quan 100 mét trên đuờng quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột kí-lô-mét 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 mét, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.

Như vậy, họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3100 kí-lô-mét và vào sâu đất Việt Nam 0,500 kí-lô-mét. Năm 1975, tại khu vực mốc 23 (xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), họ định diễn lại thủ đoạn tương tự khi hai bên phối hợp đặt đường ống dẫn dầu chạy qua biên giới: phía Việt Nam đề nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên giới, họ đã từ chối, do đó bỏ dở công trình này.

Khi xây dựng các công trình cầu cống trên sông, suối biên giới, phía Trung Quốc cũng lợi dụng việc thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảy của sông, suối về phía Việt Nam, để nhận đường biên giới có lợi cho phía Trung Quốc.

Cầu ngầm Hoành Mô thuộc tình Quảng Ninh được Trung Quốc giúp xây dựng vào năm 1968. Một thời gian dài sau khi cầu được xây dựng xong, hai bên vẫn tôn trọng đường biên giới ở giữa cầu ; vật liệu dự trữ để sửa chữa cầu sau này cũng được đặt ở mỗi bên với số lượng bằng nhau tính theo đường biên giới giữa cầu. Nhưng do Trung Quốc có sẵn ý đồ chỉ xây một cống nước chảy nằm sát bờ Việt Nam nên lưu lượng dòng chảy đã chuyển hẳn sang phía Việt Nam, từ đó phía Trung Quốc dịch đường biên giới trên cầu quá sang đất Việt Nam. Thủ đoạn như vậy cũng được thực hiện đối với cầu ngầm Pò Hèn (Quảng Ninh), đập Ái Cảnh (Cao Bằng), cầu Ba Nậm Cúm (Lai Châu)…

3- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.

Các thị trấn Ái Điểm (đối diện với Chi Ma, Lạng Sơn), Bình Mãng (đối diện Sóc Giang, Cao Bằng) vốn đã nằm sát các mốc giới 43 và 114, lại ngày càng được phía Trung Quốc mở rộng ra lấn sang đất Việt Nam từ hang chục đến hàng trăm mét với Công trình nhà cửa, trường học, khu phố…

Bằng cách tổ chức lâm trường, trồng cây gây rừng, làm đường chắn lửa, đặt hệ thống điện cao thế, điện thoại lấn vào lãnh thổ Viêt Nam, Trng Quốc đã biến nhiều vùng đất khác của Việt Nam thành đất của Trung Quốc.

4- Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho Trung Quốc mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mã… trên đất Việt Nam. Nhưng lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung Quốc. Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này. Tại đây, mới đầu phía Trung Quốc mượn con đường mòn, rồi tự ý mở rộng mặt đường để ô-tô đi lại được vào khu vực mỏ của Trung Quốc, đặt đường dây điện, đưa dân đến ở ngày càng đông, lập làng bản mới. Dựa vào “thực tế” đó, từ 1956 họ không thừa nhận đường biên giới lịch sử chạy trên đỉnh núi Phía Un mà đòi biên giới chạy xa về phía nam con đường, sâu vào đất Việt Nam trên 500 mét. Lý lẽ của họ là nếu không phải đất của Trung Quốc sao họ lại có thể làm đường ô-tô, đặt đường điện thoại được… Nguyên nhân chủ yếu của việc lấn chiếm là vì khu vực Phía Un có mỏ măng-gan.

5- Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.

Ngoài việc lợi dụng một số các mốc giới đã bị Trung Quốc xê dịch từ trước sai với nguyên trạng đường biên giới lịch sử để chiếm giữ trái phép đất Việt Nam, nay phía Trung Quốc cũng tự ý di chuyển mốc ở một số nơi, hoặc lén lút đập phá, thủ tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khu vực Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực mốc 136 ở Cao Bằng… Đối với những trường hợp như vậy, họ đều khước từ đề nghị của phía Việt Nam về việc hai bên cùng điều tra và lập biên bản xác nhận. Ngay tại một số nơi mà vị trí mốc giới đặt đúng với đường biên giới đã rõ ràng chạy giữa hai mốc như khu cực Kùm Mu-Kim Ngân-Mẫu Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng Sơn dài trên 9 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2,5 ki-lô-mét, diện tích gần 1000 héc-ta, khu vục Nà Pảng – Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng, dài 6,450 ki-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 1,300 ki-lô-mét, diện tích gần 200 héc-ta.

6- Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Để chuẩn bị cho các cuộc tiến công xâm lược Việt Nam, liên tiếp trong nhiều năm trước, phía Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch làm đường biên giới quy mô lớn nấp dưới danh nghĩa là để “cơ giới hóa nông nghiệp”. Đặc biệt là từ năm 1974 lại đây, họ đã mở ồ ạt những chiến dịch làm đường có nơi huy động một lúc 8,000 người vào công việc này. Trong khi làm các đường đó, họ phá di tích về đường biên giới, lịch sử, nhiều nơi họ đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam, chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đã lấn vào đất Việt Nam tại hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng trên 32 héc-ta, sâu vào đất Việt Nam trên 1 kí-lô-mét như khu vực giữa mốc 63-65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1-2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 kí-lô-mét, sâu vào đất Việt Nam 2 kí-lô-mét.

7- Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác-Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.

8- Dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất.

Trên một số địa bàn quan trọng, phía Trung Quốc trắng trợn dùng lực lượng võ trang để cố đạt tới mục đích xâm lấn lãnh thổ. Tại khu vực Trà Mần-Suối Lũng (mốc 136-137) thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1953 Trung Quốc đã cho một số hộ dân Trung Quốc sang xâm cư ở cùng dân của Việt Nam, sau đó, họ tiếp tục đưa dân sang thêm hình thành ba xóm với 16 hộ, 100 nhân khẩu mà họ đặt tên Si Lũng theo tên một làng ở Trung Quốc gần đó. Tuy thế, cho đến năm 1957 phía Trung Quốc vẫn thừa nhận khu vực nầy là đất của Việt Nam. Từ năm 1957 trở đi, họ tiến hành việc dựng trường học, bắc dây truyền thanh đào hố khai thác than chì rồi ngang nhiên cắm cờ biểu thị chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tháng 6 năm 1976, họ đã trắng trợn đưa lực lượng vũ trang đến đóng chốt để đàn áp quần chúng đấu tranh và ngăn cản việc tuần tra của Việt Nam vào khu vực này, chiếm hẳn một vùng đất của Việt Nam trên 3,2 kí-lô-mét, có mỏ than chì.

Ở khu vực giữa mốc 2-3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn cũng xảy ra tình hình như vậy. Năm 1967-1968, nhiều hộ người Mèo thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy sang định cư ở đây. Phía Việt Nam đã yêu cầu phiá Trung Quốc đưa số dân đó trở về Trung Quốc, nhưng họ đã làm ngơ, lại tiếp tục tăng số dân lên đến 36 hộ gồm 152 người, vào vùng nầy thu thuế, phát phiếu vải cho dân, đặt tên cho xóm dân Mèo này là “Sin Sài Thàng”, tên của một bản Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 3 ki-lô-mét. Mặc dù phía Việt Nam đã nhiều lần kháng nghị, họ vẫn không rút số dân đó đi, trái lại năm 1976 còn đưa lực lượng vũ trang vào đóng chốt chiếm giữ. Nay họ đã lập thêm đường dây điện thoại, loa phóng thanh, dựng trường học, tổ chức đội sản xuất, coi là lãnh thổ Trung Quốc.

9- Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (3).

Quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) cách Đà Nẵng khoãng 120 hải lý về phía đông. Phía Việt Nam có đầy đủ tài liệu để chứng minh rằng quần đảo này, cũng như quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) ở phía nam, là lãnh thổ Việt Nam. Từ lâu, nhân dân Việt Nam đã phát hiện và khai thác quần đảo Hoàng Sa; nhà Nguyễn đã chính thức thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo đó. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ nước Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, Pháp, nhân danh nước Việt Nam, đã lập trạm khí tượng mà các số liệu được cung cấp liên tục trong mấy chục năm cho Tổ Chức Khí tượng thế giới (OMM) dưới ký hiệu Hoàng Sa (Pattle). Việt Nam đã liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là rõ rang và không thể chối cãi được.

Nhưng sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, và nhân lúc nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền nam Việt Nam và ngụy quyền miền nam sắp sụp đổ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn dùng lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Cách họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vẫn là cách họ đã dùng để lấn chiếm đất đai của các nước láng giềng, nhưng với một sự phản bội hèn hạ vì họ luôn luôn khoe khoang là “hậu phương đáng tin cậy của nhân dân Việt Nam anh em”. Đại để sự kiện diễn biến như sau:

– Ngày 26 tháng 12 năm 1973, Bộ ngoại giao Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông báo cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biết ý định của mình sẽ tiến hành thăm dò dầu lửa trong vịnh Bắc Bộ và đề nghị hai nước tiến hành đàm phán để xác định chính thức biên giới giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ

– Ngày 11 tháng 1 nắm 1974, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Nam Sa (tức là Trường Sa của Việt Nam) là lãnh thổ của Trung Quốc và không cho ai xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ của Trung Quốc.

– Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Trung Quốc trả lời phiá Việt Nam, đại ý nói: đồng ý đề nghị đàm phán về vịnh Bắc Bộ, nhưng không đồng ý cho nước thứ ba vào thăm dò, khai thác vịnh Bắc Bộ, thực tế là họ ngăn cản Việt Nam hợp tác với Nhật-bản, Pháp, Ý trong việc thăm dò, khai thác thềm lục địa Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ.

– Ngày 19 tháng 1 năm 1974, với một lực lượng lớn hải quân và không quân, Trung Quốc tiến hành đánh quân đội của chính quyền Sài Gòn đóng ở quần đảo Hoàng Sa và họ gọi cuộc hành quân xâm lược quần đảo này là “cuộc phản công tự vệ”.

Từ năm 1973 về trước, phía Trung Quốc đã lấn chiếm, gây khiêu khích ở nhiều nơi trên biên giới Việt-Trung. Từ khi họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, các sự kiện biên giới do họ gây ra, các vụ lấn chiếm đất đai Việt Nam ngày càng tăng:
Năm 1974: 179 vụ.
Năm 1975: 294 vụ.
Năm 1976: 812 vụ.
Năm 1977: 873 vụ.
Năm 1978: 2175 vụ.


Tin khẩn: VN sắp mất thêm Bãi Tục Lãm, Quảng Ninh

11/12/2008
Bãi Tục Lãm sát với biên giới Việt-Trung có thể rơi vào tay Trung Quốc

Bãi Tục Lãm sát với biên giới Việt-Trung có thể rơi vào tay Trung Quốc

Bãi Tục Lãm trên hình vệ tinh

Bãi Tục Lãm trên hình vệ tinh

Theo nguồn tin từ giới quân sự cao cấp Việt Nam và được kiểm chứng qua một số thành viên ngoại giao đoàn tại Hà Nội thì Bắc Kinh đang đòi buộc Việt Nam phải nhượng thêm Bãi Tục Lãm thuộc tỉnh Quảng Ninh cho họ trước khi dứt điểm kế hoạch cắm cột mốc dọc theo biên giới 2 nước. Trung Quốc đòi các lãnh tụ CSVN phải trả lời dứt khoát tại cuộc họp giữa đôi bên ngày 12/12/2008 tại vùng Hữu Nghị – Lạng Sơn.

Tục Lãm là một trong 3 điểm nóng nhất còn bàn cãi giữa đôi bên. Hai vùng còn lại là khu Bản Giốc và khu mộ Cao Bằng. Phía Trung Quốc đòi Việt Nam phải nhượng hẳn Tục Lãm và nhượng thêm đất 2 vùng kia.

Cũng theo nguồn tin trên, các thành viên Bộ Chính Trị đảng CSVN đã nghiêng về giải pháp giao nhượng Bãi Tục Lãm bất kể sự phản đối từ phía quân đội.

Radio CTM tường trình từ Hà Nội


Tranh đấu bảo vệ Đất Tổ và đòi hỏi Dân Quyền ngay trong Lãnh Sự Quán CSVN tại Sydney, Úc Châu.

10/12/2008

Sáng ngày 10 tháng 12 năm 2008 nhân ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 60, vào lúc 10 giờ sáng, một số đảng viên Việt Tân và thân hữu đã vào tận bên trong Lãnh Sự Quán CSVN (LSQ) tại Sydney, Úc Châu để phản đối nhà cầm quyền  CSVN đã bán đất dâng biển cho Trung Quốc và khủng bố các Giáo dân Thái Hà vô tội.

Tưởng rằng những người này đến để xin visa, nhân viên sứ quán rất ngạc nhiên khi nghe ông Nguyễn Tấn Anh, đại diện cho phái đoàn tuyên bố tại phòng tiếp tân của LSQ như sau :

”Chúng tôi, thành viên của Đảng Việt Tân, Khối 1706, và Đài Vietnam Sydney Radio, hôm nay đến đây để phản đối mạnh mẽ nhà cầm quyền CSVN tiếp tục chà đạp Nhân quyền, khủng bố các nhà Dân Chủ trong nước… Chúng tôi cực lực lên án phiên Tòa khủng bố 8 Giáo dân Thái Hà hôm 8.12 vừa qua ….”

Bối rối trước sự xuất hiện bất ngờ của lời phản đối bất bạo động nhưng đanh thép vang lên giữa văn phòng, các nhân viên tại đây luống cuống tìm cách mua thời gian:

“Mời các anh đến ghế ngồi, chờ Lãnh đạo chúng tôi xuống tiếp các anh…”

Nhưng khi không thấy “Lãnh đạo” nào dám xuất hiện, ông Lê Minh Phó, một thành viên của phái đoàn nghiêm nghị nói lớn:

”Nhà cầm quyền CSVN đã tham gia Liên Hiệp Quốc, đã ký tên tham gia các Công Ước Quốc Tế bảo vệ Nhân quyền… nhưng nhà cầm quyền các anh đã rất dối trá, lường gạt thế giới, không thi hành bất cứ Công Ước nào cả….”

Phản đối CSVN đàn áp nhân quyền

Phản đối CSVN đàn áp nhân quyền

Sau đó phái đoàn đã rút ra những biểu ngữ phản đối CSVN đàn áp nhân quyền trước sự chứng kiến của nhân viên sứ quán.  Phái đoàn rời trụ sở Lãnh Sự Quán CSVN sau đó, để lại phía sau nhiều nỗi kinh ngạc và không ít những băn khoăn về một sự thật không thể chối cãi, đó là màn đêm vẫn phủ kín các Quyền Con Người trên đất nước Việt Nam.

Phản đối CSVN bóp nghẹt tự do ngôn lu�n - áo T-shirt với hình LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa án

Phản đối CSVN bóp nghẹt tự do ngôn luận - áo T-shirt với hình LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa án

Radio Chân Trời Mới
tường trình từ  Sydney, Úc Châu


Tin Nhanh – Nhà Tù Trá Hình — Des prisons derrière les façades.

10/12/2008

Để đánh dấu 60 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Reporters sans Frontrières (Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới viết tắt là RSF) năm nay quyết định thực hiện những cuộc biểu dương khác với những cuộc tập hợp thường lệ để ca tụng sự thành tựu của bản Tuyên Ngôn này. Họ quyết định tổ chức những cuộc biểu tình bất ngờ để tố cáo trước dư luận quốc tế những quốc gia đàn áp quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Hai nơi được chọn tiêu biểu lần này là tòa đại sứ CSVN và Syria tại Paris.

CSVN hãy trả tự do cho các nhà báo và các Bloggers !

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 2008, một số thành viên của Reporters sans Frontrières  mặc áo đỏ với hàng chữ “liberté de presse” (tự do báo chí) đã bất ngờ tiến đến trước cổng sứ quán CSVN ở đường Boileau – quận 16, Paris. Sau vài phút thương lượng với cảnh sát, họ đã căng được biểu ngữ vẽ hình nhà tù trước cổng sứ quán, nhằm tố cáo phía sau là nhà tù. Bên cạnh đó là hình ngọn nến lật ngược để nói tình trạng nhân quyền đang bị ngược đãi tại Việt Nam, và một biểu ngữ lớn với hàng chữ “Việt Nam : hãy trả tự do cho các nhà báo và các blogger”.

Đoàn biểu tình căng biểu ngữ trước sứ quán CSVN

Đoàn biểu tình căng biểu ngữ trước sứ quán CSVN

Đoàn biểu tình dưới sự hướng dẫn của hai ông Jean-Francois Julliard, tổng thư ký của RSF  và Vincent Brossel – đặc trách về khu vực Á châu Thái Bình Dương, kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hãy tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam, cụ thể là phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho các nhà báo và các nhà vận động dân chủ như LM Nguyễn Văn Lý, ông Trương Minh Đức, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Luật sư  Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, ông Trần Quốc Hiền, ông Trương Quốc Huy, Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo  Huỳnh Nguyên Đạo, nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Cô Phạm Thanh Nghiên,  Sinh viên Ngô Quỳnh, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, ông Nguyễn Văn Túc, ông Nguyễn Kim Nhàn, ông Nguyễn Văn Tính, nhà thơ Trần Đức Thạch.

Biểu ngữ đòi trả tự do cho các ký giả và bloggers đang bị giam giữ tại Việt Nam

Biểu ngữ đòi trả tự do cho các ký giả và bloggers đang bị giam giữ tại Việt Nam

Sau đó cả đoàn đã kéo tới tòa đại sứ Syria ở quận 15 – Paris để tiếp tục tố cáo sự chà đạp quyền tự do báo chí và ngôn luận tại quốc gia này.

Với phương châm “Không có tự do báo chí, không ai biết đến các cuộc đấu tranh” (Sans une presse libre, aucun combat ne peut être entendu), Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới dồn mọi nỗ lực vận động cho quyền tự do báo chí ở bất cứ nơi nào quyền này không được tôn trọng.

Thanh Thảo, phóng viên Radio Chân Trời Mới, và ông Bùi Xuân Quang, Chủ nhiệm báo Vietnam Infos, đọc danh sách những nhà báo và những nhà dân chủ đang bị giam giữ

Thanh Thảo, phóng viên Radio Chân Trời Mới, và ông Bùi Xuân Quang, Chủ nhiệm báo Vietnam Infos, đọc danh sách những nhà báo và những nhà dân chủ đang bị giam giữ

Radio Chân Trời Mới tường trình từ Paris


Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

08/12/2008

Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3:  Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4: Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5: Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10: Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:

  1. Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
  2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:

  1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
  2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở

Ðiều 14:

  1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
  2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:

  1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
  2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:

  1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
  2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
  3. Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:

  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18: Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:

  1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
  2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:

  1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.
  2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.
  3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22: Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:

  1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
  2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.
  3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
  4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:

  1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
  2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:

  1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
  2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
  3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:

  1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia xẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
  2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:

  1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
  2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
  3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30:  Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948