Qua Đại hội XI, Đảng vẫn không đồng hành cùng dân tộc Việt Nam

Trầm Hương

Qua Đại hội XI, Đảng vẫn không đồng hành cùng dân tộc Việt Nam

Đại hội XI của đảng CS đang được diễn ra tại Hà Nội, nhìn trên bề nổi không gian thì đại hội huênh hoang bày vẻ tốn hàng nghìn tỉ đồng bòn rút từ nhân dân mà ra. Nó làm ra vẻ quan trọng đến mức mà người ta tưởng đó là một cuộc tổng tuyển cử, là ngày hội của dân tộc. Thực ra, đó chỉ là một trò lừa bịp.

Theo như lịch sử ghi lại, thưở sơ khai đảng cộng sản bằng nhiều thủ đoạn gian manh chính trị đã “cướp” được chính phủ non trẻ của Trần Trọng Kim, sau nhiều lần sát phạt các đảng phái khác. Cộng sản trở thành độc tài cai trị đất nước bằng những chính sách khát máu và vô nhân tính, nó cướp hết các quyền cơ bản của con người, của nhân dân Việt Nam. Từ đó, nó tách lìa dân tộc và chia rẽ dân tộc, tuyên truyền và lừa bịp đảng cộng sản là Đất Nước, là Dân Tộc. Một cuộc đánh tráo ngoạn mục.

Tuy nhiên có thể nói dư luận trong nước, quốc tế vẫn theo dõi sát sao cái đại hội XI này của lãnh đạo Hà Nội. Một thực tế hiển nhiển là Dân trí ngày càng được nâng cao, nên họ đã hết tin vào những màn tuyên truyền đánh tráo khái niệm c ủa người CS. Có thể bây người d ân đang chờ đợi một màn “hạ cánh an toàn” của đảng cộng sản là tuyên bố giải thể.

Đảng cộng sản cướp quyền hành chính trị trong tay người dân Trước đại hội diễn ra, một tuyên bố hết sức phản động đối với dân tộc của đảng cộng sản được ông Đinh Thế Quynh, bồi bút của đảng, biên tập tờ báo mang tên Nhân Dân tuyên bố “Ở Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”. Điều này đồng nghĩa với một nền dân chủ tiếp tục bị vùi dập.

Điều này cũng nói lên rằng, quyền hành chính trị chỉ nằm trong tay đảng cộng sản mà thôi. Như vậy nó không có tính đảm bảo cho một đời sống cộng đồng trật tự và ngay thẳng, mà nó tước đoạt sự hoạt động tự do của cá nhân và tập thể. Nó không thể điều tiết và định hướng cho sự tự do bằng cách tôn trọng và bảo vệ sự độc lập của các cá nhân và chủ thể xã hội nhằm đạt được lợi ích chung. Hơn nữa, chủ thể của quyền hành chính trị là chính nhân dân, được nhìn một cách tổng quát như những người đang nắm chủ quyền. Dưới hình thức này hay hình thức khác, nhân dân chuyển việc thi hành chủ quyền đó cho những người được họ tự do lựa chọn làm đại biểu của mình, nhưng vẫn có quyền đóng góp ý kiến, cũng như có quyền thay thế những đại biểu này khi họ không làm đúng vai trò đã được giao phó. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam thì hoàn toàn không có các điều đó.

Sự đại diện của đảng cộng sản không có tính dân chủ. Vì trong một hệ thống dân chủ, mọi cơ quan nắm quyền hành chính trị đều phải trả lời trước nhân dân. Các đoàn thể đại biểu phải chịu sự kiểm soát của xã hội. Việc kiểm soát này có thể được thực hiện triệt để qua các cuộc bầu cử tự do, cho phép lựa chọn hoặc thay đổi đại biểu. Nhưng ở Việt Nam thì không có quyền tự do này.

Một hệ thống lãnh đạo không do dân chọn lựa, quyền hành chính trị bị đảng cướp đoạt, nền dân chủ bị bóp nghẹt. Như vậy, có phải là đảng cộng sản đang đi ngược dòng với dân tộc, phản lại dân tộc hay không ?

Tham nhũng chính trị

Tính cố hữu, bảo thủ của đảng cộng sản như càng được khẳng định hơn thông qua một tuyên ngôn mới của Ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói rằng đảng cộng sản “lãnh đạo trường tồn” qua cách kêu gọi có vẻ như khéo léo trong đại hội đảng, ông này vẫn mạnh mẽ nhấn mạnh “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng”. Rõ ràng đó là một hành vi “tham nhũng chính trị” công khai. Những hành động chà đạp lên các giá trị và nền tảng dân chủ của đảng cộng sản từ xưa đến nay là một sự “phản bội” cùng một lúc những nguyên tắc, giá trị của nền dân chủ và chuẩn mực công lý xã hội.

Chính điều này đã gây phương hại lớn lao đối với việc vận hành đúng đắn của một quốc gia. Tham nhũng đã làm méo mó vai trò của các cơ quan đại diện; tại Việt Nam các cơ quan trở thành đấu trường cho quan chức đổi chác đấu đá lẫn nhau, là một bức tường ngăn cách đem lại lợi ích cho hết mọi người. Như thế, chỉ vì lợi ích riêng tư mà lãnh đạo đảng cộng sản đã tước bỏ mọi quyền hành chính trị của nhân dân, đàn áp các đảng phái đối lập …

Nếu nhà nước CSVN còn muốn được người dân tin, yêu thì nên tạo điều kiện cho có sự tham gia chính trị một cách rộng rãi, không tước đoạt quyền hành chính trị của nhân dân, không trù dập bắt bớ những đảng phái đối lập khác. Một cách khác để thực thi quyền hành chính trị cho mọi người dân, chính là trưng cầu dân ý để người dân đưa ra những quyết định chính trị, những quyết định lớn đối với đời sống xã hội, với quốc gia và dân tộc. Hơn nữa, đảng cộng sản hãy mở rộng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, đó là một trong những công cụ chính yếu cho nền tảng dân chủ.

Thực vậy, nếu đảng cộng sản vẫn khư khư thực hiện chính sách độc quyền toàn trị của mình mà tước đoạt quyền hành chính trị của nhân dân, chà đạp lên các giá trị, luân lý của nền dân chủ, đàn áp các tiếng nói đối lập, tức là họ đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân Việt Nam, lợi ích của quốc gia dân tộc Việt Nam.

Hà Nội 16/01/2011

Trầm Hương

Bình luận về bài viết này